Search
Close this search box.

Bài 8: Hệ số co giãn cung theo giá

Đề bài

Có hàm số cung một hàng hóa A như sau:  QS = 3*P-30 hay P = 1/3*Q + 10 (chuyển vế)

Yêu cầu:

  1. Hãy xác định  hệ số co giãn của cung theo giá tại 2 mức giá riêng biệt P=20 và P=50
  2. Hãy xác định  hệ số co giãn của cung theo giá trong khoảng giá từ 20 đến 50
  3. Giá thị trường hàng hóa thường dao động trong khoảng 20-50. Hãy nhận định về tính khan hiếm của nguồn lực trong ngành sản xuất mặt hàng này ở thời điểm hiện tại. 

Lời giải

Câu 1:

Tại mức giá P=20, ta xác định được sản lượng cung Q=30 (thế vào phương trình đường cung)

Hệ số co giãn E­S=c*P/Q = 3*20/30 = 2

Tại mức giá P=50, ta xác định được sản lượng cung Q=150 (thế vào phương trình đường cung)

Hệ số co giãn E­S=c*P/Q = 3*50/120 = 5/4 = 1,25

 

Câu 2:

Tại mức giá P=20, ta xác định được sản lượng cung Q=30

Tại mức giá P=50, ta xác định được sản lượng cung Q=120

Áp dụng công thức co giãn khoảng (giống công thức tính hệ số co giãn cầu trong bài 3 – https://tranminhtri.edu.vn/2020/04/01/bai-3-tinh-he-so-co-gian-cau-theo-gia-co-gian-khoang), tính được 

ES=(90/30)*(70/150) = 1,4

Câu 3: 

Từ kết quả tính được ở trên, có thế thấy cung khá co giãn với sự biến động của giá, Es>1. Kết quả trên có nghĩa là nếu giá tăng 1% thì lượng cung tăng đến 1,4%. Điều này cho thấy nguồn lực để sản xuất ra hàng hóa A không quá khan hiếm. Nhà sản xuất dễ dàng tăng sản lượng sản xuất khi nhu cầu thì trường tăng và giá hàng hóa tăng. 

Bài viết liên quan