Giả sử có số liệu về mối tương quan giữa giá hàng hóa Y và cầu một hàng hóa X như sau: Khi giá hàng hóa Y là 200 (đv giá), lượng tiêu dùng hàng hóa X là 1500 (đvsp). Khi giá hàng hóa Y là 220 (đv giá), lượng tiêu dùng hàng hóa X là 1300 (đvsp).
Yêu cầu:
- Tính hệ số co giãn chéo của cầu hàng hóa X theo giá hàng hóa Y.
- Cho biết mối liên quan giữa hay loại hàng hóa này? Bổ sung, thay thế hay độc lập?
- Bài tập này để lại lưu ý gì cho người kinh doanh?
Lời giải
Câu 1: Ta có công thức tính hệ số co giãn chéo như sau
Thay số vào ta tính được
Câu 2: Vì EXY < 0 hay xu hướng thay đổi của 2 đại lượng này nghịch chiều nhau, nên ta có thể kết luận X và Y là 2 mặt hàng bổ sung
Câu 3: Bài tập này đề cập đến mối quan hệ giữa những hàng hóa khác nhau, theo đó sự thay đổi giá mặt hàng này có thể ảnh hưởng đến hàng hóa kia. Đề bài này thể hiện X và Y là cặp hàng hóa bổ sung và thể hiện sự tăng giá mặt hàng Y tác động làm giảm cầu mặt hàng X. Nhớ đến đây, người đọc cũng sẽ gợi nhớ đến mối quan hệ thay thế một khi đã tìm hiểu hiểu về hai mối liên quan khác nhau giữa hai hàng hóa; đó là những cặp hàng hóa mà khi mua hàng này mà không cần phải mua hàng kia, chẳng hạn thịt – cá, nước mía – nước rau má, bia tiger – bia 333…
Bài tập và kết quả gợi nhớ về hàng hóa thay thế để lại bài học hữu ích cho người kinh doanh về tính liên quan của sản phẩm. Khi kinh doanh, chẳng những doanh nhân cần quan tâm đến sự biến động của mặt hàng mà họ đang kinh doanh mà cần phải lưu ý những biến động của những hàng hóa liên quan nhằm lường trước những rủi ro cũng như tranh thủ những cơ hội do sự biến động đó tạo ra.
Trong thực tế, có những cặp hàng hóa liên quan rất chặt chẽ, cả bổ sung và thay thế, nhưng cũng có nhiều cặp hàng hóa liên quan rất ít, thậm chí là độc lập, chẳng liên quan gì với nhau. Do vậy, ngoài việc xem xét định tính, người kinh doanh cần tìm thêm thông tin để ước lượng, ước đoán, lượng hóa mức độ liên quan để đưa ra những chính sách phù hợp.
[…] Bài 6: Hệ số co giãn chéo, theo giá hàng hóa liên quan – Mr Men […]