Giả sử có số liệu về mối tương quan giữa thu nhập bình quân và cầu một hàng hóa như sau: Tại mức thu nhập I=5 triệu đồng/tháng, lượng tiêu dùng hàng hóa A là 800 (đvsp). Khi thu nhập giảm xuống còn 4 triệu đồng/tháng, lượng tiêu dùng hàng hóa A là 900 (đvsp).
Yêu cầu:
1. Tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập.
2. Cho biết hàng hóa A thuộc nhóm hàng hóa nào? Xa xỉ, thông thường hay cấp thấp?
3. Bài học ứng dụng gì có thể được rút ra từ bài tập này?
Lời giải
Câu 1: Ta có công thức tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập
Thay số vào ta tính được
Câu 2: Vì EI= -0,53 <0, nên ta có thể kết luận đây là mặt cấp thấp.
Câu 3 – Ứng dụng: Bài tập này là một ví dụ minh họa cho thấy có những mặt hàng thuộc nhóm hàng cấp thấp hay thứ cấp, mà lượng cầu của nó nghịch biến với sự thay đổi của thu nhập. Nói khác đi, khi thu nhập người tiêu dùng tăng thì người ta ít sử dụng mặt hàng thuộc nhóm này. Ngược lại, khi thu nhập người tiêu dùng nói chung bị giảm, thì lượng cầu mặt hàng này có xu hướng tăng. Những mặt hàng thuộc nhóm này có thể được kể đến như mì gói, đồ second-hand, hàng kém chất lượng giá rẻ…
Từ bài tập trên và lý luận trên, có thể nhận thấy bất cứ sự biến động nào về thu nhập của người tiêu dùng cũng mang lại một cơ hội kinh doanh tốt hơn cho một đối tượng nào đó. Khi thu nhập người tiêu dùng tăng, những người kinh doanh mặt hàng thông thường hay xa xỉ có cơ hội ăn nên làm ra. Ngược lại, việc suy giảm về thu nhập của người tiêu dùng nói chung sẽ mang lại cơ hội cho những người kinh doanh hàng thứ cấp. Nhận thức được điều này, bất kỳ người kinh doanh nào cũng thấy cơ hội khi biết linh hoạt chọn mặt hàng kinh doanh, phù hợp với từng thời điểm theo sự biến động về thu nhập của người tiêu dùng.