Search
Close this search box.

Bài 17: Mối quan hệ giữa sản lượng và chi phí sản xuất

Công ty Nimbus sản xuất chổi và bán sản phẩm tại nhà. Dưới đây là mối liên hệ giữa số công nhân và sản lượng đầu ra mỗi ngày.

Nhân công (L) Sản lượng (Q) Sản lượng biên (MP) Tổng chi phí (TC) Tổng chi phí bình quân (AC) Chi phí biên (MC)
0 0
1 20
2 50
3 90
4 120
5 140
6 150
7 155

Yêu cầu:

1. Hãy điền vào cột sản lượng biên. Bạn thấy được điều gì? Hãy giải thích

2. Chi phí cho một công nhân là 100 đôla một ngày, chi phí cố định phân bổ cho mỗi ngày là 200 ddoola. Sử dụng thông tin này để điền vào cột tổng chi phí

3. Điền vào cột tổng chi phí bình quân. Bạn thấy được điều gì?

4. Điền vào cột chi phí biên. Bạn thấy được điều gì?

5. So sánh cột sản lượng biên và cột chi phí biên. Giải thích mối quan hệ này

6. So sánh cột tổng chi phí trung bình và cột chi phí biên. Giải thích mối quan hệ này.

BÀI GIẢI

Câu 1: Theo công thức, sản lượng biên MP = ΔQ/ΔL. Áp dụng công thức cho tất cả các hàng, kết quả đạt được cột sản lượng biên như trong hình bên.

Chằng hạn tại L=1, MP = (20-0)/(1-0) = 20

           hay tại L=6, MP = (150-140)/(6-5)=10

Cột số liệu cho thấy sản lượng biên, hay năng suất biên, tăng lên trong giai đoạn đầu khi còn ít lao động và giảm dần trong giai đoạn sau khi lao động được sử dụng nhiều.

Lúc đầu, năng suất lao động thường do tính hiệu quả của việc phân công lao động. Khi có đủ lao động để phân công cho các công việc khác nhau, sản lượng sẽ tăng nhanh và năng suất biên cũng tăng. Điều này lưu ý cho người sử dụng lao động là cần phải sử dụng lao động sản cho đảm bảo tính chuyên môn hóa cần thiết cho mỗi công đoạn sản phẩm để đạt năng suất lao động cao.

Ở giai đoạn sau, năng suất lao động giảm khi sử dụng ngày càng nhiều lao động. Điều này thể hiện một quy luật phổ biên trong sản xuất, đó là “quy luật năng suất biên giảm dần”. Quy luật này phát biểu đại ý rằng: “năng suất của một yếu tố sản xuất có xu hướng ngày càng giảm khi sử dụng  ngày càng nhiều yếu tố sản xuất đó, trong điều kiện các yếu tố sản xuất khác không đổi”. Nhận thức điều này hữu ích cho người tổ chức sản xuất để thường xuyên cân nhắc, phối hợp các yếu tố sản xuất sao cho đạt năng suất cao. Chẳng hạn, với quy mô nhà xưởng ban đầu, nếu tiếp tục thuê lao động khi năng suất lao động đã xuống thấp thì người sản xuất nên cân nhắc việc mở rộng quy mô nhà xưởng, thay vì cứ tiếp tục thuê thêm lao động.

Câu 2: Dựa vào dữ liệu đã cho, có thể xác định được hàm tổng chi phí theo số lao động như sau: TC = 200+100*L. Thế từng giá trị L ở cột đầu tiên vào công thức sẽ cho ra kết quả của cột TC như được thể hiện trong hình bên.

Dù không yêu cầu nhưng qua câu này cần lưu ý rằng ngay cả khi sử dụng 0 lao động, có nghĩa là đóng cửa nghỉ thì doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu chi phí cố định đã phân bổ. Do vậy, các ông chủ của các cơ sở kinh doanh cần cân nhắc kỹ khi tạm dừng hoạt động vì một lý do nào đó.

Câu 3: Theo lý thuyết, tổng chi phí bình quân (ATC hoặc AC) bằng tổng chi phí (TC) chia cho tổng sản lượng (Q), hay ATC = TC/Q. Áp dụng công thức này sẽ tính được từng giá trị AC trong cột vàng hình bên.

Cột số liệu tính được cho thấy chi phí trung bình biến thiên theo dạng chữ U, ban đầu giảm, sau đó lại tăng. Điều này được giải thích như sau: Ban đầu chi phí trung bình cao do chi phí cố định trung bình (AFC) cao. Khi sản lượng tăng, AFC (TFC/Q) sẽ giảm dần nên ATC giảm. Nhưng ở mức sản lượng càng cao khi sử dụng nhiều lao động có năng suất biên thấp dần thì chi phí biến đổi trung bình (AVC) từ việc thuê lao động kéo ATC lên.

Kết quả và nhận định trên đưa ra lưu ý cho người sản xuất là cần xác định mức sản lượng tối ưu sau cho chi phí trong bình thấp nhất. Nếu SX ít thì chi phí trung bình cao do định phí bình quân cao. Nếu SX nhiều thì biến phí trung bình sẽ làm tăng tổng chi phí trung bình, khiến nhà sản xuất ít cơ hội cạnh tranh.

Câu 4: Theo lý thuyết, chi phí biên MC = ΔTC/ΔQ.

Áp dụng công thức cho tất cả các hàng, kết quả đạt được cột chi phí biên như trong hình bên.

Chằng hạn tại hàng L=2, MC = (400-300)/(50-20) = 3,3

           hay tại      L=5, MC = (700-600)/(140-120) = 5

Dựa vào cột số liệu MC tính được, có thể thấy rằng MC cũng biến thiên giống xu hướng biến thiên của AC, nghĩa là ban đầu giảm nhưng sau đó lại tăng lên. Với MC, lý do khoản chi phí ban đầu giảm là vì tính hiệu quả của việc phân công lao động khiến năng suất tăng (không liên quan định phí). Nguyên nhân MC tăng trong giai đoạn sau thì giống như nguyên nhân làm AC tăng, nghĩa là bị tác động bởi năng suất biên giảm dần; trả cho một lao động cũng bấy nhiêu đó tiền (100USD) nhưng lao động tăng thêm ngày càng tạo ra ít sản phẩm khiến chi phí gánh chịu cho mỗi sản phẩm tăng lên.

Câu 5: Nhìn vào hai cột năng suất biên (MP) và chi phí biên (MC) nhận ra quy luật rằng khi năng suất biên tăng thì chi phí biên giảm và ngược lại, khi năng suất biên giảm thì chi phí biên tăng. Cụ thể, khi sử dụng 3 lao động trở xuống năng xuất biên tăng dần và nhờ đó chi phí biên giảm dần. Sau đó, khi số lượng lao động được sử dụng tăng dần từ 3-7 thì năng suất biên giảm, đồng thời làm MC tăng.

Quy luật trên gợi ý cho nhà sản xuất cần phải phân bổ nguồn lực sao cho đạt năng suất cao nhằm giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh về giá và đạt được lợi nhuận cao.

Câu 6: Số liệu cột AC và MC cho thấy rằng hai cột này có những điểm giống và khác nhau tùy từng giai đoạn:

GĐ1: Trong giai đoạn đầu khi sử dụng từ 0-3 lao động, cả hai đại lượng này đều giảm do năng suất tăng nhờ hiệu quả việc phân công lao động.

GĐ2: Sau đó khi sử dụng từ 4-5 lao động, AC tiếp tục giảm so với khi sử dụng 3 lao động với vào tác động của việc giảm định phí trung bình (AFC), trong khi đó MC đã bị quy luật năng suất biên giảm dần kéo lên.

GĐ3: Khi sử dụng từ trên 5 lao động, cả hai đại lượng này đều tăng do quy luật năng suất biên giảm dần. Lúc này, việc giảm AFC không đáng kể so với tốc độ tăng của chi phí lao động nên ATC tăng lên.

Bài tập với 6 câu như trên dù chỉ là các bài tập tính toán phục vụ nhu cầu học của sinh viên nhưng tiềm ẩn trong đó cũng có nhiều bài học ứng dụng cho người sản xuất.

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x