Search
Close this search box.

Bài 11: Tác động của chính sách giá trần

Giả sử có hàm cầu và cung của hàng hóa X như sau:

 Q= – 0,2P+50, QS= 0,1P – 4

 Yêu cầu:

  1. Xác định lượng và giá cân bằng
  2. Giả sử chính phủ định ra mức giá trần bằng 20 (đv giá), hãy xác định lượng thiếu hụt
  3. Chính sách giá trần làm thay đổi PS và CS như thế nào?
  4. Chính sách này tác động như thế nào đối với lợi ích chung của xã hội?

 

Lời giải

Câu 1:

Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay

         QS = QD

⇔     0,1P – 4 = – 0,2P + 50

⇔           0,3P  = 54

⇔             P = 180, thế vào PT đường cung, hoặc cầu

⇒             Q =14

  Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=180 và mức sản lượng Q=14

Câu 2:

Khi chính phủ định ra mức giá trần là 150, thấp hơn giá cân bằng, cung cầu sẽ không cân bằng. Tại mức giá này

Lượng cung là

Qs = 0,1*150 – 4 = 11 (thế P=150 vào PT đường cung)

Lượng cầu là QD = – 0,2*150 + 50 =20        (thế P=100 vào PT đường cầu)

Lượng thiếu hụt: ∆Q = QD – Q= 20 – 11 = 9

Vậy tại mức giá quy định thị trường thiếu hụt 9 (đv sản lượng)

 

Câu 3:

Tác động của giá trần vào thặng dư của người sản xuất (PS)

Thặng dư sản xuất (PS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường giá và trên đường cung.

Trong trường hợp không có giá trần: PS0 = Sdef

Trong trường hợp có giá trần: PS1 = Sf

Do vậy, giá trần làm giảm PS một lượng bằng Sde (∆PS)

∆PS  = Sde = (14+11)*(180-150)/2 = 375 (đơn vị tiền)

(Diện tích hình thang = (đáy lớn + đáy bé)*chiều cao/2)

Vậy, giá trần làm giảm thặng dư người sản xuất 1 lượng là 375 (đvt)

 

Tác động của giá trần vào thặng dư của người tiêu dùng (CS)

Thặng dư tiêu dùng (CS) trong đồ thị là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá.

Trong trường hợp không có giá trần: CS0 = Sabc

Trong trường hợp có giá trần: CS1 = Sabe (không có Scd vì Q lượng giảm chỉ còn 11)

Do vậy, giá trần làm thay đổi CS một lượng bằng S – Sc (∆CS)

∆CS  = S – Sc = ((180-150)*11) – ((195-180)*(14-11)/2) = 330 –  22,5 = 307,5 (đơn vị tiền)

(Ghi chú: 195 là giá trị có được khi thế Q=11 vào phương trình đường cầu)

Vậy, giá trần làm tăng thặng dư người tiêu dùng 1 lượng là 307,5 (đvt)

 Câu 4:

Chính sách giá trần khiến lượng hàng hóa trên thị trường giảm từ 14 xuống còn 11. Kết quả trên cho thấy, dù chính sách này làm thặng dư tiêu dùng tăng 375 (đvt) nhưng cũng làm giảm thặng dư sản xuất một lượng là 307,5(đvt).  Do vậy, chính sách này gây tổn thất vô ích (DWL) một lượng bằng diện tích hình c và d.

DWL = Scd = (195-150)*(14-11)/2 = 67,5 (đơn vị tiền)

Vậy, giá trần gây ra một khoản tổn thất vô ích là 67,5 (đvt)

Cách khác, suy luận từ ∆PS và ∆CS 

Giá trần làm mất thặng dư người sản xuất 375, người tiêu dùng chỉ nhận 307,5 => mất không 67,5 (không ai được phần này)

Bình luận: Bài tập cho thấy chính sách giá trần dù tăng lợi ích cho người mua hay người tiêu dùng, nhưng xét về tổng thể nó gây ra một tổn thất xã hội. Sinh viên, những nhà chính sách tiềm năng trong tương lai, nên lưu ý điều này khi trở thành chính khách trong tương lai.  

4.8 4 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x