Chương 1: Mười nguyên lý kinh tế – Bài 1

trade-off
Đánh đổi

CÂU HỎI

Mô tả một số đánh đổi trong các tình huống sau đây:
a) Một gia đình quyết định có nên mua một chiếc xe mới hay không?
b) Đại biểu Quốc Hội quyết định chi bao nhiêu tiền cho vườn quốc gia?
c) Một chủ tịch công ty quyết định có nên đầu tư mở một nhà mày mới hay không?
d) Một giáo sư quyết định dành bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho lớp học?
e) Một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học quyết định có nên theo đuổi chương trình sau đại học không?

BÀI GIẢI THAM KHẢO

A) Một gia đình quyết định có nên mua một chiếc xe mới hay không?

Khi một gia đình xem xét việc mua sẽ mới thì chắc chắn rằng gia đình đó đang có một khoảng tiền tương ứng để mua xe. Nếu không mua xe, số tiền ấy có thể được dùng để mua nhiều thứ tài sản sinh hoạt hay công cụ sản xuất khác nhau, chẳng hạn như tivi, tủ lạnh, máy cày… Mặt khác, nếu không mua sắm tài sản, số tiền ấy cũng có thể được sử dụng để đầu tư vào vàng, chứng khoán, bất động sản, mua trái phiếu, gởi ngân hàng… Do vậy, có quá nhiều sự đánh đổi, nói cách khác có nhiều cơ hội bị mất đi nếu gia đình ấy mua xe. Chính vì lẽ đó, để có quyết định chính xác, những người chủ gia đình cần cân nhắc các nhu cầu vật chất khác so với nhu cầu có xe, đồng thời cũng cần nhắc các cơ hội đầu tư sinh lợi so với mua xe để đưa ra quyết định hợp lý. Quyết định mua xe có hợp lý hay không tùy thuộc vào mức độ cấp thiết của mỗi nhu cầu và năng lực tài chính của gia đình ấy. Dù thế nào, suy nghĩ cân nhắc kỹ trước khi quyết định thì sẽ hạn chế nói từ “Giá như…” hay “Phải chi….”

B) Đại biểu Quốc Hội quyết định chi bao nhiêu tiền cho vườn quốc gia?

Đại biểu Quốc Hội một khi đã quyết định chi một khoảng tiền nào đó cho vườn quốc gia, giả dụ như 1000 tỷ đồng, thì rõ ràng sẽ mất đi cơ hội dùng số tiền 1000 tỷ này để làm những việc khác, chẳng hạn như: (1) làm đường, (2) cầu, (3) xây bệnh viện, (4) xóa đói giảm nghèo, (5) mua vũ khí… Đó là một số đánh đổi của việc chi tiền cho vườn quốc gia. Để quyết định không phải trở thành sai lầm thì người đại biểu quốc hội cần cân nhắc cơ cấu chi tiêu ngân sách cho các lĩnh vực khác nhau và tính cấp thiết của việc cải tạo hay nâng cấp vườn quốc gia. Quyết định đưa ra phải mang tính cấp thiết, hiệu quả và hợp lòng dân, nếu không thì rất dễ bị dân phản đối gây mất lòng dân tạo dư luận không tốt trong xã hội. Đề xuất xây nhà hát giao hưởng 1500 tỷ ở Thủ Thiêm bị nhiều người phản đối là một trường hợp cần lưu ý cho các đại biểu quốc hội trường khi bấm nút thông qua những quyết sách tương tự.

C)

4.4 33 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x